Chè khoai lang
Chè khoai lang là một món chè vừa dễ ăn lại còn vừa dễ làm, rất hợp khẩu vị các thành viên trong gia đình. Hơn nữa, khi trưng bày món chè này sẽ làm mâm cỗ có màu sắc hơn, hấp dẫn hơn. Để có một món chè khoai lang như ý để cúng rằm tháng 7 hãy tham khảo cách làm dưới đây nhé:
Bước 1: Nguyên liệu cần chuẩn bị
- Nguyên liệu chính của món ăn này là khoai lang tím, khoai lang vàng khoảng 400g. Lưu ý khi mua khoai, bạn nên mua loại khoai đảm bảo chất lượng tránh mua củ nhỏ, thối hoặc bị hà. Điều này sẽ làm mất hương vị của món ăn.
- Bột năng: 340 g
- Đường: 150 g
- Nước cốt dừa: 170 ml
- Bột thạch sương sáo: 18 g
- Vừng rang: 10 g
- Những vật dụng để chế biến: kéo, nồi, chảo…
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Đối với khoai lang thì bạn đem gọt bỏ vỏ, rửa sạch, ngâm muối để khoai không bị thâm rồi mang cắt thành miếng hình vuông. Bạn cạn có thể cắt các hình khác tùy theo sở thích.
Sau đó bạn bắc một nồi nước lên để luộc một nửa khoai lang. Khoai chín thì bạn mang khoai ra nghiền mịn hoặc dùng máy xay sinh tố. Một nửa còn lại đem luộc lên rồi cho vào cũng hỗn hợp khoai đã nghiền trước đó.
Bước 3: Luộc bột khoai, làm nước cốt dừa
Sau khi đã trộn khoai nghiền cùng bột năng, bạn tiến hành nhào bột và tạo hình thành những viên nhỏ vừa ăn. Tiếp đến, đặt nồi nước lên bếp đun đến khi nước sôi. Sau đó thả lần lượt từng viên khoai vào nồi. Những viên khoai dẻo chín sẽ nổi lên trên bề mặt nước.
Để các viên khoai không bị dính vào nhau, bạn cần chuẩn bị trước một bát tô nước lọc để khi khoai dẻo chín thì dùng muôi thủng vớt ra thả vào bát nước.
Bước 4: Làm nước cốt dừa
Cho 170ml nước cốt dừa cùng với 1 lít nước vào nồi, thêm đường và khuấy đều đun sôi. Tiếp đến hoà 20g bột năng còn lại với một chút nước. Khi nước cốt dừa sôi, bạn hãy cho hỗn hợp bột năng đã pha vào và khuấy đều đến khi hỗn hợp sánh.
Bước 5: Làm thạch sương sáo
Hòa tan bột sương sáo với 50ml nước lạnh. Sau khi khuấy tan hỗn hợp bột sương sáo, bạn cho vào 240ml nước sôi.
Sau đó đun hỗn hợp này trên lửa nhỏ, vừa khuấy vừa đun đến khi hỗn hợp sôi trở lại thì tắt bếp. Tiếp theo đổ hỗn hợp ra khuôn chờ thạch sương sáo đông lại.
Bước 6: Thành phẩm
Cho viên khoai dẻo, thạch sương sáo ra bát, sau đó rưới nước dừa lên phía trên. Bạn có thể rắc thêm hạt mè để tăng giá trị thẩm mỹ cho thành phẩm.
Chè khoai dẻo ngon có vị ngọt thanh dịu nhẹ, mùi thơm lừng của khoai và nước dừa. Đây là loại chè phù hợp cho những ngày thời tiết nóng bức bởi sự thanh mát mà nó mang lại.
Chè sữa đu đủ
Chè sữa đu đủ là món chè thứ hai không thể thiếu trong thực đơn các món chè cúng rằm tháng 7. Khi có món chè này, chúng sẽ tạo được tính thẩm mỹ cao hơn cho mâm cỗ. Không những thế, món chè này rất giàu dinh dưỡng giúp cơ thể khỏe mạnh hơn. Ví dụ như: nâng cao thể lực, tăng cường thị lực, cải thiện hệ tiêu hóa.
Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu
Nguyên liệu của món ăn này rất dễ kiếm. Cụ thể là:
- Nửa quả đu đủ vừa chín
- 3 cốc sữa tươi
- Đường
Bước 2: Sơ chế nguyên liệu
Hãy đem đu đủ ra gọt sạch vỏ vào bỏ phần hạt có bên trong rồi đem rửa với nước sạch. Sau đó thái đu đủ thành từ miếng khoảng từ 2- 3cm cho vào một chiếc bát. Rồi đem xay nhuyễn đu đủ bằng máy xay sinh tố, để nấu chè nhanh hơn.
Pha sữa tươi với 1/ 3 lượng nước để lát nữa nấu chè, tránh cho quá nhiều lại làm loang mất sữa tươi.
Bước 3: Nấu chè đu đủ
Lấy một chiếc nồi rồi cho phần sữa tươi vừa pha vào. Khi hỗn hợp này sôi hãy cho thêm một ít đường rồi khuấy đều lên, bạn nêm sao cho vừa miệng là được.
Đợi hỗn hợp này sôi một lần nữa thì mới cho phần đu đủ đã xay nhuyễn vào. Bạn cần phải khuấy đều tay từ trên xuống dưới, như thế thì chè mới không bị vón cục. Khi khuấy nhẹ sẽ không làm chè bị nổi bọt. Sau đó bạn cho nêm đường vào cho hợp khẩu vị là hoàn thành.
Bước 4: Trình bày và thưởng thức
Bạn chỉ cần trang trí đơn giản vào một chiếc bát trắng hoặc ly cỡ vừa, thêm ít lá xanh để tạo điểm nhấn cho món chè và phù hợp với mâm cỗ.
Khi thưởng thức thì bạn có thể để chè nguội rồi cho thêm một vài viên đá ăn cùng. Hoặc có thể để vào ngăn mát tủ lạnh.
Chè trôi nước
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 400g bột nếp
- Đậu xanh 200g
- Đường
- Gừng
- Mè rang
Cách làm chè trôi nước
Bước 1: Ngâm đậu xanh 30 phút, rửa sạch rồi nấu chín. Sau đó nghiền thật nhuyễn rồi nặn thành từng viên nhỏ.
- Bước 2: Lấy 350g bột nếp pha với 300ml nước sôi ( 50g bột còn lại để làm lớp áo), rồi để 20p cho bột nở ra. Nếu muốn bánh trôi thêm màu sắc bạn có thể dùng các màu tự nhiên như , củ dền, nghệ, lá dứa…
- Bước 3: Tiếp theo bạn cần phải nhào bột, lúc này bạn cần điều chỉnh nước sao cho bột dẻo mà không bị dính tay hay vón cục là đã được rồi đấy.
- Bước 4: Chia bột ra thành các viên to để cho đậu xanh vào giữa rồi nặn tròn lại, lăn vào 50g bột đã để lại giúp bột không bị dính.
- Bước 5: Đun nước sôi lên rồi thả những viên bánh trôi đã nặn vào. Khi bánh trôi nổi lên chính là dấu hiệu bánh đã chín.
- Bước 6: Nấu hỗn hợp đường với nước, điều chỉnh cho vừa miệng, thêm một vài lát gừng. Sau đó thì cho viên trôi nước vào, để thêm 15 phút là món chè trôi nước đã hoàn thành.
- Bước 7: Cho thành phẩm ra bát rắc thêm một ít mè rang để bát chè trôi nước thêm hấp dẫn.
Trong mâm cỗ cúng các vị gia tiên thì không thể thiếu các món chè cúng rằm tháng 7. Vì vậy hội chị em hãy bỏ túi ngay công thức nấu các món chè trên để mâm cỗ trở nên thật hấp dẫn và đậm đà hương vị.