Bún song thằn HƯNG ĐẮT - LÝ THỊ HƯƠNG
❝ Thương hiệu Bún Song Thằn HƯNG ĐẮT là một trong những người con của bà Lý Thị Hương. ❞
➤ Thành phần: 💯% đậu xanh nguyên chất.
➤ Xuất xứ: Đặc sản Quy Nhơn – Bình Định.
➤ Chứng nhận:
✹ XNCBPH Số: 167/2017/YTBĐ-XNCB.
➤ Chỉ tiêu chất lượng:
✹ Độ ẩm < 12%
✹ Protein > 7%
✹ Cam kết: Không sử dụng phụ gia hoá chất.
➤ Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Nghề gia truyền Bún Song Thằn ở An Thái
Bún Song Thằn làng An Thái (Thôn An Thái, Xã Nhơn Phúc, TX.An Nhơn, Tỉnh Bình Định) từ lâu đã quen thuộc trong câu ca:
❝ Nón ngựa Gò Găng
Bún Song Thằn An Thái ❞
Nguồn gốc ra đời Bún Song Thằn
❝ Theo bà Lý Thị Hương, 85 tuổi và người làm bún Song Thằn gia truyền lâu nhất hiện nay ở An Thái, thì nghề làm bún này được truyền từ ông tổ nghề là Hồ Văn Mơi, sau đó qua mẹ của bà Hương là bà Hồ Thị Vịnh. Bà Vịnh có hai đời chồng (chồng trước là người Việt bị mất) chồng sau là ông Lý Phát (người Hoa). Ông Lý Phát muốn bà Vịnh đem nghề bún Song Thằn về Trung Quốc nhưng bà đã không đi mà ở lại giữ nghề, ông Phát dẫn người con gái đầu về Trung Quốc.
Hiện nay ở An Thái bún Song Thằn thì có 4 lò, đó là Hưng Đắt, Hương Huệ và Phúc Lộc (đều là con của bà Lý Thị Hương) và lò bún Phước Hải Sanh. ❞
Tại sao lại gọi là Bún Song Thằn?
❝ Tên gọi Bún Song Thằn được bắt nguồn từ cách chế biến khi người ta thường bắt bún thành từng đôi một (song là hai, thằn có nghĩa là dây). Bún có hai loại: bún vỉ hình vuông, mỗi bề dài độ 30cm xếp thành từng lớp lên nhau hay bín lọn với sợi bún được kéo đôi rồi cuốn lại thành hình số 8.❞
Bà Hương đang cầm bảng gỗ khắc thương hiệu Song Thằn. (Báo Dân Việt)
Nghệ thuật ẩm thực độc đáo từ sợi Bún Song Thằn!
Bột xay xong được để lắng nước rồi cho vào bao vải để đăng lược hết nước rồi đem phơi khô. (P-Nguyen Photographer)
Bột sau khi phơi khô được nhào với nước lạnh. (P-Nguyen Photographer)
Sau đó bột cho vào một chiếc ống bằng đồng, dưới đáy có đục lỗ rồi bắt đầu ép vào một nồi nước sôi. Ảnh: P-Nguyễn
Bột chảy qua những lỗ nhỏ đó tạo thành những sợi bún đều tắp, đẹp mắt. Ảnh: P-Nguyễn
Khi sợi bún chuyển màu trong, nổi lên trên mặt nước thì người thợ dùng chiếc rổ tre vớt lên cho vào ngay nước lạnh và xả lại nhiều lần. Ảnh: P-Nguyễn
Bún sau khi xả lạnh được trải lên một tấm vỉ để đem đi phơi, xếp thành những hình vuông đều đặn. Ảnh: P-Nguyễn
Bún được phơi một ngày cho khô, nhưng người dân không gỡ ngay mà lại tiếp tục để qua đêm cho bún mềm dịu lại mới gỡ ra xếp thành từng vỉ và thường bọc trong lá chuối khô là hoàn tất. Ảnh: P-Nguyễn
Quy cách đóng gói và vận chuyển
- Quy cách đóng gói: Trọng lượng 450gr/Hộp
- Vận chuyển: Được bọc màng túi khí không làm bể bún khi vận chuyển – Giao hàng và thu tiền tận nơi trên toàn quốc.
Hướng dẫn bảo quản
- Bảo quản bún: nơi khô ráo thoáng mát giữ cho bún khỏi ẩm sẽ để được lâu.
- Hạn sử dụng: 12 tháng kể từ ngày sản xuất.
Bún Song Thằn luôn có hàng sẵn tại cửa hàng để phục vụ Quý Khách!